Rất nhiều người trong chúng ta thường gán khái niệm khoa học cho những đồ vật thân kỳ, chẳng hạn như máy bay .Hoặc là robot hay là máy tính điện tử? Thực ra các đồ vật tân kỳ đó chỉ là sản phẩm ứng dụng khoa học chứ tự thân nó không phải là khoa học.
1, Khoa học là gì?
Trước tiên cần phải khẳng định, khoa học không phải là cái gì cụ thể, khoa học không phải là cái mà nó là cái khoa học, là cách nhận thức thế giới và khoa học tự nhiên là cách nhận thức và tư duy về thế giới tự nhiên.
Cho đến nay, con người có 3 cách nhận thức thế giới, đó là cách của tôn giáo là dựa trên niềm tin, cách của nghệ thuật là dựa trên sự cảm nhận của mỗi cá nhân và cách của khoa học. Đó là dựa trên phương pháp khoa học. Nếu như cách của tôn giáo dựa trên niềm tin, siêu hình tin vào cái tưởng tượng ra, không cần bằng chứng và cách của nghệ thuật thì dựa trên cảm xúc của mỗi cá nhân, tức là sự cảm nhận của các giác quan không cần chứng minh thì nhận thức khoa học hoàn toàn khác vì nó dựa trên chứng cứ khoa học được thu thập thông qua quan sát và đo lường.
Vậy thì nhận thức dựa trên niềm tin tôn giáo là như thế nào? Vào thời hồng hoang, khi con người đối diện với những sức mạnh khủng khiếp của thế giới p vừa sợ hãi, vừa bất lực bởi vì không thể hiểu được, cho nên người ta tưởng tượng ra rất nhiều thứ để có thể giải thích nhiều niềm tin được tập thể hoá trong các+ đồng, làm hình thành các tôn giáo, ví dụ như là cộng đồng công giáo thì có đức tin rằng thế giới là do chúa trời tạo ra và chúa giêsu là con của đức chúa trời, thế còn+ đồng phật giáo thì tin rằng mọi đau khổ của con người là do ác nghiệp từ kiếp trước.
Khi người ta làm những điều không tốt thì kiếp này phải đau khổ để trả nghiệp. Khác với cách nhận thức của tôn giáo thì nhận thức nghệ thuật dựa trên cảm xúc xuất phát từ sự cảm nhận của 5 giác quan cùng với sự đồng cảm với các tình cảm người được thể hiện thông qua các sự vật và hiện tượng.
Có thể là cảm xúc đến từ hình ảnh. Như cảm xúc đến từ âm thanh. cảm xúc đến từ mùi vị từ sự tiếp xúc.Hay là cảm xúc đến từ bên trong tâm hồn của mỗi người thông qua tưởng tượng và liên tưởng sự cảm nhận sẽ mang lại cảm xúc buồn vui, hạnh phúc, đau khổ hay là vô tư lự trước các sự vật, hiện tượng vầng trăng ai xẻ làm đôi, nửa in gối, chiếc nửa soi dặm trường cùng nhìn một vầng trăng. Nhưng mỗi người dựa trên sự trải nghiệm mỗi người một khác nên cảm xúc cũng khác nhau và do cảm nhận của mỗi người là khác nhau. Cho nên, sự phản ánh của thế giới tự nhiên.Vào trong đầu óc con người cũng mỗi người một khác.
Nhận thức khoa học là phương thức ra đời sau cùng, nó dựa trên các dữ liệu thu thập được thông qua các quan sát và đo lường để biết một người có bị sốt hay không thì phương pháp khoa học là dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ và để đánh giá được sức khỏe của một người thì phương pháp khoa học đó là khám sức khỏe tổng thể bao gồm là đo chiều cao này. Cân nặng này xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, đo huyết áp rồi siêu âm rất là nhiều các phép đo cần phải được thực hiện và dữ liệu thu thập được sẽ đem so sánh với các số liệu chuẩn.
Và từ đó thì sẽ giúp cho người đó biết được cái tình trạng sức khỏe thực tế của họ là như thế nào. Như vậy, nghiên cứu khoa học thì trước tiên chúng ta phải thông qua quan sát và đo lường để thu thập các cái dữ liệu thực nghiệm và thông qua việc phân tích các dữ liệu thực nghiệm thì chúng ta sẽ tìm ra được cái quy luật vận động của thế giới tự nhiên, chẳng hạn như trong ngành thiên văn học thì nhà thiên văn học brahea đã dành ra 20, 5 quan sát sao hỏa và ghi lại toàn bộ các cái dữ liệu về chuyển động của sao hỏa. Sau đó thì nhà khoa học kép lê đã phân tích các cái dữ liệu của brahea.
Và từ đó đã tìm ra 3 định luật thực nghiệm nổi tiếng mang tên ông, đó là 3 định luật KB và cuối cùng nhà bác học newton đã tiếp thu các định luật thực nghiệm của kép lê và= tư duy thiên tài thì đã phát hiện ra quy luật có tính cốt lõi chi phối toàn bộ sự vận động trong vũ trụ đó chính là định luật vạn vật hấp dẫn mà mọi người đều đã nghe nói đến như vậy, khoa học không dựa trên niềm tin, cũng không dựa trên cảm xúc mà khoa học là thực chứng.