Luân hồi là gì? Có phải chết là hết hay không?

1,Luân hồi là gì?

Luân là bánh xe, Hồi là xoay tròn ,được hiểu là bánh xe xoay tròn khép kín trong vòng tròn đó. Được gọi là lục đạo và chia làm 6 cõi khác nhau.

Hoặc có thể chuyển sinh lên cõi Trời, cõi Atula , hay đầu thai vào cõi người, hoặc là bị đày vào tam ác đạo, như cõi địa ngục ngạ quỷ và cõi súc sinh, chúng sinh trong các cõi này, khi hết thọ mạng bị nghiệp lực xoay chuyển phải tiếp tục đầu thai.Trong 6 cõi này luôn luôn tiếp nối tử sanh sanh tử không ngừng, như bánh xe cứ lăn mãi.

Chết là hết hay chỉ là sự khởi đầu ? Có 2 thuyết ở đây cho người ta chú ý đến nhiều nhất.

Một thuyết cho rằng loài người cũng như loài vật một lần chết là hết, không còn gì tồn tại sau đó nữa. Các bụi trở về với cát bụi.

Một thuyết nói ngược lại:

Loài người chết đi nhưng linh hồn vẫn vĩnh viễn còn lại để lên thiên đàn hưởng phúc báo. Hay xuống địa ngục chịu cực hình, hoặc là tiếp tục đầu thai làm con người, hay là đầu thai làm súc sinh, tất cả dự vào thiện ác nhân quả của kiếp này mà quyết định.

Theo giáo lý Phật giáo thì chúng sinh không phải chết là hết. Sau khi chết sẽ dự theo nghiệp lực xoay chuyển mà tiếp tục đầu thai trong lục đạo, sinh sinh diệt diệt, cứ luân hồi như bánh xe trong 6 cõi, chỉ có khi nào giác ngộ được chánh giác, đi đến được giải thoát, thì mới có thể thoát khỏi sự luân hồi này.

2,Ví dụ về sự luân hồi:

-Ví như dòng nước ở sông hồ biển cả, bị sức nóng của mặt trời làm bốc hơi, hơi nước bay lên gặp khí lạnh tạo thành mây, mây tích tụ lại tạo thành mưa, mưa rơi xuống biển cả, sông hồ, lại tạo thành nước.

Tuy là nước thay đổi nhiều trạng thái như vậy, nhưng nước vẫn là nước, chỉ là nước biến đổi thành những hình thái khác nhau nhưng bản thể của nước thì không bao giờ mất, nó chỉ luân hồi mà thôi.

-Đặt luân hồi như một cái chậu, thì quá khứ của cái chậu là đất, được người thợ gốm nhồi nắn thành cái chậu, trải qua một thời gian sự dụng thì cái chậu sẽ bị bể nát, khi người ta vứt cái chậu đó đi, rồi qua một thời gian cái chậu ấy dần dần cũng trở lại thành đất cát.
Đất cát làm thức ăn cho cây cỏ, cây cỏ lại làm thức ăn cho động vật, động vật ăn xong thì chuyển thành năng lượng hoặc máu và huyết của nó, sau một thời gian động vật già dần rồi chết đi, sau khi chết thân xác của nó lại bị phân hủy, sau một thời gian lại trở lại thành đất cát.

Bao nhiêu lần thay đổi hình dạng vì nhân duyên này hoặc nhân duyên khác, nhưng đất cát nó cũng trở lại thành đất cát.

-Nếu xem con người như cái chậu kia thì ta có thể thấy, sau khi cái chậu được tạo thành thì cũng giống như lúc con người được sinh ra,quá trình sự dụng cái chậu thì cũng giống như quá trình một đời của con người. Cái chậu lúc mới được tạo ra mới tinh, sau một thời gian dần dần cũ đi, sau đó phai màu, sau đó là hư hoại và cuối cùng là bị tan nát, như một đời người, như sinh lão bệnh tử, sinh ra và lớn lên, bệnh tật già yếu và chết đi, như một vòng luân hồi, mãi mãi không kết thúc.

Cái tinh thần luân hồi.

Con người không phải chỉ gồm thân xác mà còn có phần tâm trí nữa. Hay nói một cách tổng quát hơn còn có phần tinh thần.Đó là gồm tất cả những thứ mà đạo Phật gọi là Thọ Tưởng Hành Thức.

Phần thể xác đạo Phật gọi là Sắc, Sắc đã không bị tiêu diệt mà chỉ biến hóa luân hồi, thì tinh thần cũng sẽ không bị tiêu diệt mà chỉ biến chuyển xoay vòng mà thôi.

Tất cả những hành động của tâm tạo thành nghiệp cho chúng ta, Khi rời khỏi nhân thế sẽ dự theo thiện ác nghiệp kiếp này chúng ta tạo nên mà quay vòng trong lục đạo mãi mãi, cho để khi tìm được sự giác ngộ mới dừng lại. Những sự lên xuống trôi lăng xoay vòng của nghiệp trong 6 đường ấy không phải tình cờ ngẫu nhiên may rủi vô lý mà trái lại nó theo một cái định luật chung, đó là luật nhân quả.

Đến đây, chúng ta thấy được sự tương quan mật thiết giữa nhân quả và luân hồi.

3,Vậy Luật Nhân Quả là như thế nào?

Nhân của kiếp này Quả của đời sau, Nhân Quả luân hồi, không phải không đến chỉ là thời khắc chưa tới, nếu những người lúc sinh thời tích phúc báo, làm việc thiện thì lúc dương thọ kết thúc thì sẽ được sinh vào Tam thiện đạo , nếu như lúc còn sống sát sinh dục lạc, tạo vô số ác nghiệp thì sẽ bị đày vào Tam ác đạo thể chịu sự đau khổ của địa ngục

-Thứ nhất là Địa ngục đạo
Người tạo nhân nham hiểm độc ác làm nhiều điều tội lỗi vừa hại mình vừa hại người phải luân hồi vào địa ngục, chịu đủ điều khổ sở.

-Thứ 2 là Ngạ quỷ đạo
Người tạo nhân tham lam bủn xỉn không biết bố thí giúp đở người. Trái lại còn mưu sâu kế độc để cướp đoạt của ngươi. Sau khi chết, luân hồi làm ngạ quỷ chịu cảnh đói khổ.

-Thứ 3, Súc sinh đạo.
Người tạo nhân si mê, sa đọa theo thất tình lục dục tửu sắc, nghiện ngập ma túy hút chích, không biết tốt xấu chết rồi luân hồi làm súc sinh.

-Thứ 4 là Atula đạo
Người vừa làm việc thiện cũng không tránh làm việc ác , vừa thiện mà cũng vừa độc ác. Mặc dù có làm những điều phước thiện lớn nhưng tính tình hung hăng nóng nảy, tà kiến si mê tin vào tà giáo. Như vậy, kết quả sẽ luân hồi là Aatula gặp vui sướng cũng có mà buồn khổ cũng nhiều.

-Thứ 5 là loài người.
Người tạo nhân ngũ giới, không sát sanh, không trộm cướp, không tà dâm, không dối trá, không rượu bia, say sưa thì đời sau trở lại làm người.

-Thứ 6 là cõi trời.

Người làm những việc thiện, tránh những việc ác, giữ tâm thanh tịnh, không ô nhiễm, thì sau khi chết được sanh lên cõi trời.

Nhưng nên nhớ, cho dù là Tam thiện đạo hay là Tam ác đạo đều là ở trong vòng phàm tục, chịu cảnh sanh tử luân hồi, muốn thoát ra ngoài cảnh giới sanh tử luân hồi và đến các cõi vĩnh hằng, Thanh Vân, Duyên Giác, Bồ Tát và Đức Phật thì phải tu nhân giải thoát.

Sanh tử luân hồi
Với giáo lý luân hồi, chúng ta phấn khởi mà tin rằng chết rồi không thể mất hẳn. Nhưng nếu chúng ta không biết vun trồng cội phúc, không cố gắng sống một đời sống đạo đức thì đời sau chúng ta sẽ sanh vào cảnh giới xấu xa đen tối như địa ngục ngạ quỷ súc sinh thì thật là khổ.

Giáo lý luân hồi làm cho chúng ta thêm lòng tự tin.Tự thấy mình là chủ nhân của đời mình.Mình tạo nghiệp nhân gì thì mình chịu nghiệp quả đó.

Vì vậy, nếu chúng ta cố gắng cải tạo tư tưởng, lời nói và hành vi của chúng ta để tránh cho kiếp sau khỏi lâm vào cảnh giới đau khổ. Cám ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này, hãy để lại ý kiến của bạn ở phần bình luận nhé.

 

Có thể bạn quan tâm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *