Tháng 7 Cô Hồn là một trong những ngày đáng sợ nhất dân gian vì sao? Hãy cùng tìm hiểu dưới bài viết này!
Chúng ta đang sống trong những ngày tháng 7 âm lịch tháng đáng sợ nhất trong năm theo quan niệm dân gian.
Đây là giai đoạn với đủ những điều kiêng kị, tránh làm những việc lớn hay thậm chí những việc nhỏ nhất cũng phải để ý đến từng chi tiết một.
Thông thường cứ vào dịp này hàng năm mạng xã hội lại bắt đầu chia sẻ hàng tá những điều không nên làm trong tháng bảy âm lịch.
Đơn cử nhưng không đi chơi đêm và tháng cô hồn, Không nhặt tiền lẻ rơi, Không gọi tên người khác vào ban đêm, Không hù dọa người khác.
Tất nhiên trong xã hội hiện đại ngày nay hàng tá những thứ kiêng kỵ đó cũng dần được phiên phiến đi.
Nhưng có những điều người ta vẫn truyền tai nhau bắt buộc phải làm vì nó đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân.
Quan niệm về tháng cô hồn xuất phát từ văn hóa đạo giáo của người Trung Quốc Họ truyền tai nhau rằng.
Đầu tháng bảy âm lịch Diêm Vương sẽ cho mở quỹ môn quan để quỷ đói được trở về nhân gian.
Vào tháng này, các vong linh từ cõi âm sẽ được thả tự do Lang bạt khắp nhân gian và đem đến nhiều điều xui rủi, rắc rối cho người trần để tránh những vận đen đó người Trung Quốc thường cúng cháo, gạo, muối.
Để cô hồn không quấy nhiễu, thậm chí người Trung Quốc cổ còn bầy đàn tế Ma Quỷ thả đèn trôi sông nhằm chỉ lối dẫn đường cho ma quỷ bị chết oan từ nhiều kiếp trước bước qua cầu Nại Hà để đầu thai.
Do ảnh hưởng của thời kỳ đô hộ, Nên tục lệ cúng cô hồn tại Việt Nam vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay đi kèm cả những kiêng kị được truyền lại.
Còn trong văn hóa phật giáo tháng 7 âm lịch còn là tháng Vu Lan nó bắt nguồn từ câu chuyện Đại Đức Mục Kiền Liên.
Một trong hai đại đệ tử của Thích Ca Mâu Ni Phật đã tu luyện thành công nhiều phép thần thông mẹ ông là bà Thanh Đề.
Sau đó qua đời Mục Kiền Liên muốn biết mẹ giờ như thế nào nên dùng mắt phép nhìn khắp trời đất để đi tìm ông tìm thấy mẹ mình vì tạo nghiệp ác trên dương gian mà bị đầy thành quỷ đói.
Thương mẹ bị cơn đói khát hành hạ khổ sở, ông đem cơm xuống đến địa ngục để dâng mẹ.
Tuy nhiên vì đói khát lâu ngày sợ những con quỷ khác tranh cướp nên mẹ của ông phải dùng một tay che bát cơm để các cô hồn khác không đến cướp.
Khi thức ăn được đưa lên miệng chúng lại hóa thành lửa đỏ, Đại Đức đành thỉnh cầu Đức Phật để tìm cách cứu mẹ, Phật thích ca căn dặn nghiệp của mẹ ông không thể giải cứu.
Chỉ còn cách nhờ chư tăng 10 phương để cung thỉnh sắm sửa cúng vào ngày rằm tháng bảy.
Mục Kiền Liên làm theo lời Phật dạy cứu thoát được mẹ khỏi kiếp nạn, Sau này ông trở thành hình tượng của đạo hiếu trong Phật giáo nhờ câu chuyện của Mục Kiền Liên Bồ Tát.
Đức phật đã dạy chúng sinh hãy báo hiếu cha mẹ theo cách của ngài.
Từ đó tháng 7 âm lịch hàng năm được coi như tháng Vu Lan để con cháu báo đáp công ơn dưỡng dục từ ông bà, cha mẹ.
Có thể thấy trong văn hóa đạo giáo và phật giáo địa ngục luôn được nhắc đến với những hình ảnh rất đáng sợ nơi đây có những con quỷ đói những người bị đày đọa vì tiền kíp gây ra quá nhiều nghiệp chướng.
Trong mỗi nền văn minh khác nhau luôn tồn tại những địa ngục khác nhau, Thần thoại Hy Lạp có thần Hades hay người Anh của thần Zeus được nắm quyền cai quản địa ngục.
Trong thần thoại Bắc Âu chúng ta được biết đến nữ tử thần có tên Hela cai quản địa ngục.
Còn trong văn hóa phương đông địa phủ được cai quản bởi Diêm Vương người được coi là chúa tể của địa ngục diêm vương vốn không phải hình tượng xấu xa như nhiều người thường nghĩ.
Trong quan niệm của phật giáo vị vua cai quản địa ngục nhưng vẫn sống có đạo lý có quy y cửa phật.
Diêm Vương và Ma Vương là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau nhưng thường xuyên bị nhầm lẫn, Bởi ma vương là kẻ phỉ báng thánh thần, gieo rắc tội ác.
Diêm vương là tín lý xuất phát từ Ấn Độ, Sau được chuyển qua Trung Quốc kết hợp với các biện sự từ đạo lão, Người Trung Hoa sản sinh ra thuyết Thập Điện Diêm Vương.
Tức là giới địa phủ sẽ có 10 vị vua có trách nhiệm phán xét các tội ác khác nhau của loài người, Theo thứ tự từ nhất điện đến thập điện.
Diêm vương là người đứng đầu thập điện trực tiếp liên hệ với Ngọc Hoàng và chịu trách nhiệm ra phán quyết linh hồn đó có được đầu thai hay sẽ phải chịu sự trừng phạt vì tạo nghiệp từ tiền kiếp.
Theo quan niệm khi một người giã từ trần Thế phần xác của họ sẽ ở lại nơi dân gian, Phần hồn sẽ được hai vị công sai áp giải đến địa phủ.
Trong Phật Giáo hai vị công sai này là Ngưu Đầu Mã Diện còn theo Đạo Giáo đó là hai vị Hắc Bạch Vô Thường.
Hình tượng về hai vị sứ giả này đã xuất hiện rất nhiều trong các bộ phim truyện điện ảnh với ý nghĩa tương phản giữa đêm và ngày.
Có thể bạn quan tâm: